1. Tuần nghỉ cố định (Fixed Week Timeshare)
Mô tả
Đây là loại hình sở hữu kỳ nghỉ cơ bản nhất và có lẽ là phổ biển nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Với hình thức này, khách hàng xác định chọn mua một tuần nghỉ cụ thể trong năm (ví dụ: tuần đầu tiên tháng 6), tại một loại phòng nghỉ cụ thể. Quyền sử dụng phòng nghỉ được lặp lại mỗi năm trong thời gian dự án, có thể từ 20 đến 50 năm.
Ưu điểm
Đúng như cái tên, mọi chi tiết về kỳ nghỉ loại này là “cố định”: thời gian, loại phòng nghỉ, địa điểm… Sẽ không có những lo lắng về việc phải tìm kiếm điểm đến thích hợp mỗi khi cùng cả nhà đi du lịch hay về tình trạng khó đặt phòng, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ lễ cao điểm. Tất cả đã ở đó trong đúng phòng nghỉ đó, tuần đó, thời gian đó mỗi năm chờ đợi “chủ sở hữu” của mình. Hình thức này cũng rất phù hợp với những nhà muốn tạo thói quen du lịch gia đình hàng năm, phát huy được tối đa lợi thế gắn kết tình thân của SHKN truyền thống. Đơn vị Việt Nam tiêu biểu cho hình thức này hiện nay là Sở hữu kỳ nghỉ Alma.
Nhược điểm
Tính cố định vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của hình thức này. Khi có nhu cầu thay đổi thời gian đi nghỉ, chia tách tuần nghỉ hay thay đổi loại phòng, bạn cần báo với đơn vị cung cấp dịch vụ và mất thêm một chút phí (với Alma tùy thời điểm khách sẽ được free 1 số loại phí). Nếu muốn đổi tuần khác phải tùy tình trạng phòng trống của resort lúc đó chứ không phải đổi mà có ngay được.
2. Tuần nghỉ không cố định (Tuần thả nổi – Floating Weeks)
Mô tả
Khách hàng của hình thức này được sở hữu một tuần nghỉ của resort, xác định loại căn và chưa xác định thời gian cụ thể. Về mặt lý thuyết, khách được đăng ký đi nghỉ vào một khoảng thời gian hoặc bất kỳ lúc nào trong năm (ví dụ: từ tuần 10 đến 20 của năm), tùy thuộc vào tình trạng phòng sẵn có. Tất nhiên là các lợi ích trao đổi kỳ nghỉ vẫn là chức năng không thể thiếu.
Trong hình thức này còn có dạng Fixed Season Timeshare – tuần nghỉ vẫn được “thả nổi” nhưng được hạn chế trong một mùa nhất định (chia theo thời tiết, mùa vắng hay đông khách…).
Ưu điểm
Hình thức này được cho là khá linh hoạt khi khách hàng được tùy chọn thời gian mình muốn đi nghỉ hàng năm, tùy theo công việc và điều kiện gia đình lúc đó. Như vậy thì khi quá bận, có công việc đột xuất, hay đơn giản là năm ngoái đã đi nghỉ mùa xuân hè đông đúc, năm nay muốn đổi sang mùa thu cho mới lạ thì chủ sở hữu đều có thể tùy biến theo ý thích.
Nhược điểm
Giống như tính chất “cố định”, sự linh hoạt của tuần nghỉ cũng có hai mặt. Ở mặt không vui vẻ cho lắm, khi tuần nghỉ không xác định trước, bạn sẽ có ít động lực sắp xếp công việc để đi nghỉ hơn. Và ý nghĩa kỳ nghỉ gia đình đều đặn sẽ bị giảm đi đôi chút.
Ngoài ra, có một sự thật là trên thị trường timeshare thế giới gần đây, đã có lượng lớn vụ việc khách hàng khiếu nại vì không thể đăng ký sử dụng tuần nghỉ, với lý do từ phía resort là “phòng nghỉ không có sẵn, mời chọn thời gian khác”. Một số khu nghỉ dưỡng bán hợp đồng floating week đã bị phát hiện ưu tiên nhận booking của khách lẻ thay vì nhận yêu cầu sử dụng tuần nghỉ của khách timeshare.
3. Tích lũy điểm trừ dần/Thẻ kỳ nghỉ (Points-Based Timeshare)
Đây là hình thức phổ biến thứ hai sau fixed week. Khi mua kỳ nghỉ dạng này, khách được công ty SHKN cung cấp cho tài khoản điểm (points) nhất định. Mỗi lần đi nghỉ, tùy theo thời gian, hạng phòng, số người đi nghỉ mà tài khoản sẽ bị trừ số điểm tương ứng. Một số công ty tại Việt Nam như FLC Holiday hay Crystal Holidays cung cấp hình thức này dưới dạng Thẻ kỳ nghỉ. Có thể tưởng tượng nó như một thẻ ngân hàng, bạn cần “chi tiêu” một số điểm cho mỗi kỳ nghỉ của mình.
Ưu điểm
Về tính linh hoạt thì khó có hình thức SHKN nào so sánh được với points-based. Ngoài thời gian nghỉ, resort chọn nghỉ, hạng phòng tùy chọn, các đơn vị còn cung cấp thẻ ngắn hạn từ 5 năm, hướng đến phục vụ giới trẻ và những người không muốn bỏ hàng trăm triệu mua kỳ nghỉ gia đình nhiều năm. Điểm đôi khi cũng có thể được đổi lấy các sản phẩm kỳ nghỉ khác như chuyến bay và đưa đón sân bay.
Nhược điểm
Giống với floating week timeshare, việc “đặt phòng bất cứ khi nào bạn thích” đôi khi chỉ là lý thuyết. Chuyện gì sẽ đến nếu “bạn thích” đặt phòng vào kỷ nghỉ lễ, khi mà ai cũng muốn đi nghỉ? Rất nhiều khách FLC phàn nàn rằng tình trạng cháy phòng là điều không hiếm gặp. Những ngày nghỉ “đẹp” nhất thường sẽ không ngoan ngoãn nằm đó chờ bạn ra tay chọn đặt.
4. Vậy thì nên mua hình thức nào?
Không phải ngẫu nhiên mà khảo sát trên gần 2000 chủ sở hữu timeshare tại Mỹ năm 2018 cho thấy đa số (2/3 số người dùng) chọn hình thức tuần nghỉ cố định. Chỉ có hơn 40% chọn hình thức mua điểm và 1 số ít hình thức khác.
Với thói quen của người Việt Nam, có lẽ SHKN tuần nghỉ cố định cũng là phương án phù hợp với số đông. Nếu bạn là kiểu người thích an toàn, thích cảm giác thân quen, yêu gia đình, muốn được đi nghỉ nhưng vẫn có cảm giác như ở nhà, đây là kiểu SHKN dành cho bạn. Điều đó không đồng nghĩa với việc Tuần nghỉ cố định không phù hợp cho người thích những điều mới lạ. Bạn hoàn toàn có thể khám phá thế giới qua chức năng trao đổi kỳ nghỉ mà gói timeshare nào cũng cung cấp kèm.
Còn nếu bạn đi du lịch thường xuyên, là người trẻ cực kỳ ưa dịch chuyển, ưa du lịch một-hai mình thì hãy cân nhắc hình thức points-based. Nhưng điều nhất thiết là phải lên kế hoạch của mình thật rõ ràng và đăng ký kỳ nghỉ càng sớm càng tốt.